Hệ thống chấm công bằng vân tay – công nghệ hóa quản lý nhân sự

Bảo an và công nghệ hóa quản lý nhân sự ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng. Hệ thống chấm công bằng vân tay không chỉ chính xác mà còn mang đến sự tiện lợi.

Thay vì sử dụng phương pháp thủ công truyền thống. Ngày nay, với công nghê, kiểm soát nhân viên đã đơn giản hơn bao giờ hết.

Xem thêm

HỆ THỐNG CHẤM CÔNG BẰNG VÂN TAY HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO

  1. Cấu tạo của hệ thống chấm công bằng vân tay

    Hệ thống chấm công bằng vân tay sẽ ghi lại thời gian làm việc của nhân viên.
    Cấu tạo một hệ thống chấm công bằng vân tay rất đơn giản. Hệ thống chỉ bao gồm đầu đọc vân tay và phần mềm chấm công để xử lý dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống có thể có bộ lưu điện UPS để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    Sơ đồ một hệ thống chấm công bằng vân tay thường thấy.
    • Chốt điện của hệ thống chấm công bằng vân tay sẽ được lắp trên cửa. Bình thường chốt này được nối với thiết bị đầu đọc vân tay để khóa cửa. Khi có sự xác nhận của đúng người, chốt sẽ cho phép mở cửa.
    • Hệ dây điện cung cấp nguồn điện cho hệ thống chấm công bằng vân tay. Ngoài ra, hệ dây điện còn có nhiệm vụ kết nối với máy tính để truyền và lưu dữ liệu.
    • Hệ chuông cửa báo động khi có khách hay có người muốn mở cửa khi chưa được phép. Hệ chuông còn có thể kết nối với máy báo cháy để báo động trong trường hợp khẩn cấp.
  2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chấm công bằng vân tay
    • Mỗi cửa phòng làm việc sẽ được gắn một hệ thống khóa điện từ (electromagnetic). Trên hệ thống là hai đầu đọc cảm ứng, một đọc vào và một đọc ra. Hệ thống chấm công bằng vân tay cũng có thể dùng nút Exit bên trong để điều khiển.
    • Hai đầu đọc vào/ ra tại cửa sẽ được kết nối với nhau. Dữ liệu mở cửa mà đầu đọc nhận được sẽ truyền về phần mềm. Nhờ đó mà quản lý có thể kiểm soát các hoạt động ra/ vào của nhân viên.
    • Nhân viên sẽ đăng ký mã nhân viên, mỗi mã nhân viên tương ứng với một nhân viên cụ thể. Song song với việc đăng ký mã nhân viên là đăng ký vân tay. Mỗi nhân viên có thể đăng ký một hay nhiều tùy thuộc từng hệ thống chấm công bằng vân tay.
    • Để có thể bắt đầu ca làm việc, nhân viên cần chấm vân tay tại bộ phận cảm ứng. Khi hệ thống chấm công bằng vân tay đã xác nhận danh tính nhân viên, ca làm sẽ bắt đầu. Cuối ca, nhân viên cần thực hiện thao tác chấm vân tay thêm một lần nữa trước khi ra về.
    • Dữ liệu sẽ được lưu lại trong đầu đọc và truyền về phần mềm trên máy tính. Dữ liệu này sẽ là căn cứ để chấm công nhân viên.

Xem thêm:

MỘT SỐ LỖI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHẤM CÔNG BẰNG VÂN TAY

Xuất file Excel dễ dàng để bạn trở thành một Quản lý thông minh!
  1. Đăng ký vân tay sao cho đúng cách?
    Bạn nên chọn ngón tay có vân rõ nét, không trầy xước. Thường thì chọn ngón có hoa tay là tốt nhất. Khi đăng ký, đặt ngón tay thẳng, vân tay ép đều xuống bộ cảm biến vân tay. Có những hệ thống chấm công bằng vân tay cho phép đăng ký nhiều vân với cùng mã nhân viên. Bạn nên đăng ký 2-3 vân tay phòng trường hợp đứt tay, ngón tay trầy xước.
  2. Thiết bị báo không nhận vân tay dù đã đăng ký?
    – Nguyên nhân là do vân tay lúc chấm khác nhiều so với lúc đăng ký.
    – Giải pháp: đặt lại vân tay cho thẳng, tiếp xúc đều với bộ cảm biến. Nếu không được thì bạn nên đi rửa tay và lau khô. Nếu ngón tay bạn bị trầy xước thì hãy nhập mã nhân viên thủ công.
  3. Không kết nối được máy tính và hệ thống chấm công bằng vân tay?
    – Kiểm tra lại địa chỉ IP của hệ thống. Địa chỉ IP của hệ thống và máy tính phải trùng khớp với nhau trên phần mềm.
    – Kiểm tra lại tín hiệu đường truyền của máy tính với thiết bị.
  4. Nhân viên có đi làm nhưng hệ thống chấm công bằng vân tay không tính công?
    – Kiểm tra lại dữ liệu chấm công, nếu không có thì nghĩa là nhân viên đó không chấm công.

Beelock đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hệ thống chấm công bằng vân tay. Nếu có thắc mắc, đừng ngại ngần liên hệ trực tiếp với fanpage:

Nguồn: beelock.vn